NGUYÊN NHÂN KHÔNG NGỜ GÂY NÊN HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một rối loạn nội tiết và chuyển hóa toàn thân, phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Hội chứng này đặc trưng bởi một vài hoặc nhiều triệu chứng như rậm lông, mụn trứng cá, hói đầu ở phụ nữ trưởng thành, rối loạn kinh nguyệt và buồng trứng có nhiều nang.

Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau, 1 trong những nguyên nhân ít ai ngờ tới là do tình trạng kháng insulin hay hội chứng chuyển hóa.

 

Nguyên nhân gây PCOS

Nghiên cứu chỉ ra rằng có 3 nhóm nguyên nhân chính thường thấy phổ biến ở các trường hợp mắc PCOS, đó là:

  1. Di truyền
  • Các nghiên cứu cho thấy PCOS thường xuất hiện trong những gia đình có tiền sử mắc bệnh này.
  • Gen: không chỉ một mà là nhiều gen được cho thấy là có góp phần gây ra hội chứng này

 

  1. Kháng insulin
  • Có tới gần 80% phụ nữ bị PCOS bị kháng insulin, nghĩa là các tế bào của họ không thể sử dụng insulin đúng cách được.
  • Đây được cho là nguyên nhân gốc rễ gây nên hội chứng này.

 

  1. Chế độ ăn uống
  • Một chế độ ăn uống quá nhiều tinh bột, đường có thể làm thừa cân, béo phì.
  • Hầu hết những người bị đa nang buồng trứng đều là những người bị thừa cân. Tuy nhiên người gầy cũng có nguy cơ, nếu như cơ thể không cân đối, đặc biệt là bị béo vòng bụng.
  1. Tiếp xúc với androgen ngay từ trong bào thai

Các chứng cứ khoa học mới nhất cho thấy rằng việc thai nhi gái tiếp xúc với androgen quá nhiều trong thời bào thai là một yếu tố gây nên PCOS ở giai đoạn sau dậy thì sau này. 

 

Kháng Insulin

Đây là nguyên nhân ít ai ngờ tới nhưng lại là nguyên nhân gốc rễ gây nên hội chứng này. Kháng insulin gây đa nang buồng trứng theo hai cách sau:

 

  1. Kháng insulin làm cho độ nhạy insulin của thành tế bào bị giảm.
  •  Insulin giúp chuyển hóa glucose thành năng lượng khi đi qua thành tế bào. Tuy nhiên, khi các thành tế bào bị giảm nhạy cảm với insulin sẽ làm giảm hiệu quả quá trình kháng insulin. Do đó, glucose bị đẩy ra khỏi thành tế bào thay vì được chuyển hóa thành năng lượng. 
  • Glucose còn lại trong máu sẽ làm tăng đường máu và được đưa đến gan. Khi đường được chuyển đổi thành chất béo và trữ trong máu đi khắp cơ thể, dẫn đến tăng cân và béo phì. Đây vừa là nguyên nhân vừa là triệu chứng thường gặp ở người mắc PCOS.

 

  1. Kháng insulin làm lượng insulin trong máu tăng lên. 
  • Kết hợp với chế độ ăn uống, lối sống không lành mạnh và yếu tố di truyền làm cho tuyến tụy sản xuất dư thừa insulin. Khi các tế bào bị giảm độ nhạy và bị áp đảo bởi insulin dư thừa thì gây rối loạn nội tiết.
  • Thừa insulin sẽ kích thích buồng trứng sản xuất nhiều nội tiết tố nam hơn, do đó làm ngăn chặn rụng trứng và gây vô sinh.
  • Ngoài ra, khi insulin được sản sinh quá nhiều cũng làm tăng chuyển đổi nội tiết tố nam và nội tiết tố nữ, làm rối loạn nội tiết và ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành của nang noãn hoặc u nang trong buồng trứng.

 

Kiểm tra kháng insulin

 

Để xác định tình trạng kháng insulin, các chỉ định cận lâm sàng được dùng đó là:

  • Xét nghiệm máu insulin lúc đói.
  • Xác định chỉ số HOMA – IR.
  • Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose huyết đường uống trong 2 giờ.

 

Điều trị thông thường đối với kháng insulin và PCOS

 

  • Các phương pháp điều trị thông thường khi kháng insulin của PCOS bao gồm giảm cân, tập thể dục và thuốc tiểu đường metformin, giúp cải thiện độ nhạy insulin. 
  • Thuốc tránh thai đường uống là phương pháp điều trị chính thức khác cho PCOS.

 

Bổ sung dinh dưỡng cho kháng insulin và PCOS

 

  1. Vitamin B8 – Inositol
  • Một phân tích tổng hợp năm 2018 gồm 10 thử nghiệm ngẫu nhiên cho thấy Inositol cải thiện đáng kể các dấu hiệu kháng insulin, có tác dụng điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt, cải thiện sự rụng trứng và gây ra những thay đổi về trao đổi chất trong PCOS. 
  • Các loại thực phẩm chứa nhiều Inositol  đó là: bánh mì nguyên cám, đậu, trái cây, ngũ cốc, các loại hạt, …

  1. Magie 
  • Là chất bổ sung được khuyến cáo thứ hai sau Inositol đối với tình trạng kháng insulin. 
  • Một phân tích tổng hợp gần đây cho thấy rằng việc bổ sung đồng thời magie, kẽm, canxi và vitamin D đã cải thiện sự chuyển hóa insulin của bệnh nhân PCOS.
  • Nhóm thực phẩm chứa nhiều magie: Quả hạch và hạt, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ, sản phẩm từ sữa ít béo, rau màu xanh đậm, 
  1. Kẽm
  • Vai trò của kẽm là kiểm soát glucose, giúp insulin hoạt động hiệu quả hơn và cải thiện những triệu chứng của bệnh PCOS. 
  • Các thực phẩm giàu kẽm đó là: ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, trứng, sữa, …
  1. Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ: 
  • Tác dụng của những loại thực phẩm này là chống lại sự đề kháng insulin. Những thực phẩm giàu chất xơ thường có chứa ít calo và rất phù hợp với những trường hợp bị PCOS – đang cần kiểm soát cân nặng. 
  • Rau củ và các loại trái cây chính là nguồn bổ sung chất xơ tuyệt vời. Nên ưu tiên các loại rau màu xanh đậm như và những loại quả mọng, quả có chứa nhiều chất chống oxy hóa như dâu tây, việt quất, …

 

  1. Hạn chế nhóm thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường
  • Ngoài việc bổ sung Inositol và Magie trong điều trị PCOS, việc hạn chế yếu tố nguy cơ cũng đóng vai trò quan trọng không kém.
  • Kiểm soát chế độ ăn, hạn chế nhóm thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường, chất béo, … vừa là quản lý yếu tố nguy cơ vừa là 1 trong những phương pháp điều trị hiệu quả.

PCOS không chỉ là 1 hội chứng về buồng trứng mà nó còn là 1 rối loạn chuyển hóa và nội tiết toàn cơ thể có liên quan chặt chẽ đến tình trạng kháng insulin.

Việc sàng lọc và can thiệp sớm đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị kịp thời, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống toàn diện.  Nếu bạn nghi ngờ mình mắc PCOS hoặc có các triệu chứng liên quan tới PCOS, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp, sàng lọc kỹ để tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.